Cơ chế hoạt động của chất tăng bền trong sản xuất giấy

,

Khám phá cơ chế hoạt động của các chất tăng bền trong sản xuất giấy, đặc biệt là cách phụ gia tăng bền ướt giúp giấy duy trì độ bền khi tiếp xúc với nước. Tìm hiểu các phương pháp và giải pháp hiệu quả để bảo toàn và gia cường độ bền ướt cho giấy.

Co-che-hoat-dong-cua-chat-tang-ben-trong-san-xuat


Tổng quan về giấy

Cấu tạo của giấy

Cau-tao-cua-cellulose-trong-giay


Tác động của nước đối với cấu trúc giấy


Giấy là mạng lưới sợi cellulose liên kết chặt chẽ thông qua các lực liên phân tử, như lực van der Waals và liên kết hydro. Tuy nhiên, các liên kết này dễ bị ảnh hưởng bởi nước. Khi giấy hấp thụ nước, sợi cellulose trương nở, làm phá vỡ liên kết và giảm đáng kể độ bền của giấy.


Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của giấy

  • Diện tích liên kết giữa sợi cellulose: Được cải thiện bằng cách nén ép các bề mặt sợi gần nhau, như trong quá trình ép ướt, giúp tăng cường độ bền của giấy.
  • Khả năng trương nở của sợi cellulose: Sử dụng các dung môi phù hợp có thể tác động trực tiếp đến mức độ trương nở của cellulose, từ đó ảnh hưởng đến độ bền tổng thể của giấy.

 

Nhu cầu chất lượng giấy hiện nay

  • Để đáp ứng yêu cầu giữ độ bền cao khi giấy tiếp xúc với nước, các chất tăng bền ướt đã được phát triển mạnh mẽ.
  • Hiện nay, giấy bền ướt có thể đạt độ bền từ 20-40%, thậm chí vượt trên 50% so với độ bền khô.
  • Độ bền ướt thường được đo lường thông qua tỷ lệ giữa lực kéo đứt khi ướt và lực kéo đứt khi khô, thể hiện bằng phần trăm (%).


Phân loại giấy bền ướt

Độ bền ướt tạm thời:

  • Giữ độ bền giấy trong thời gian ngắn sau khi tiếp xúc với nước. Điều này đạt được nhờ các hóa chất làm chậm quá trình mất bền.

 

Độ bền ướt vĩnh cửu:

  • Được tạo ra bằng cách sử dụng các chất phụ gia đặc biệt, giúp giấy duy trì độ bền lâu dài. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn phụ thuộc vào tuổi thọ của giấy và các thành phần nhựa sử dụng.


Cơ chế hoạt động của chất tăng bền trong sản xuất giấy

Các chất tăng bền giúp giấy duy trì độ bền khi tiếp xúc với nước thông qua bốn cơ chế chính:

  • Củng cố liên kết sợi: Tăng cường các liên kết hiện có giữa các sợi cellulose.
  • Bảo vệ liên kết: Hạn chế sự phá vỡ của các liên kết khi tiếp xúc với nước.
  • Hình thành liên kết kháng nước: Tạo ra các liên kết hóa học bền vững, không nhạy cảm với nước.
  • Tạo mạng lưới hỗ trợ: Hình thành một cấu trúc đan xen chắc chắn giữa các chất phụ gia và sợi cellulose.

 

Co-che-hoat-dong-cua-chat-tang-ben-trong-san-xuat-giay


Đặc điểm chất tăng bền ướt

Thành phần: 
  • Thường là polyme tan trong nước có khả năng phản ứng hóa học.
Tính năng:
  • Tự liên kết (homo-crosslinking): Phản ứng trong chính các polyme.
  • Liên kết hỗn hợp (co-crosslinking): Phản ứng với cellulose hoặc vật liệu bề mặt của cellulose.

Cơ chế hoạt động của chất tăng bền trong sản xuất giấy

Cơ chế bảo tồn (homo-crosslinking) của chất tăng bền

  • Chất tăng bền hình thành mạng lưới liên kết ngang trong giai đoạn sấy khô giấy.
  • Khi giấy hấp thụ nước, mạng lưới này hạn chế sự trương nở của sợi cellulose, giúp duy trì một phần độ bền khô ban đầu.
Co-che-bao-ton-homo-crosslinking-cua-chat-tang-ben

Cơ chế khuyếch đại (co-crosslinking) của chất tăng bền

Các liên kết ngang vẫn được bảo toàn ngay cả khi liên kết tự nhiên bị nước phá vỡ.
  • Liên kết ion: Cung cấp độ bền tạm thời.
  • Liên kết cộng hóa trị: Mang lại độ bền chắc và lâu dài hơn.
Co-che-khuyech-dai-co-crosslinking-cua-chat-tang-ben


Bài viết có liên quan>>>

  • Chất phá bọt trong quá trình tẩy trắng bột giấy: Xem thêm>>
  • Những tiến bộ trong các phương pháp sản xuất bột giấy: Xem thêm>>
  • Quy Trình Sản Xuất Giấy Và Vai Trò Của Bộ Sản Phẩm Phá Bọt: Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm: Xem thêm>>
  • So sánh chất tăng bền ướt và chất tăng bền khô trong ngành giấy: Xem thêm>>

Tags: